CÔNG NGHỆ ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH

(Thủy sản Việt Nam) – Những thách thức lớn nhất liên quan đến các công cụ phân tích tổ hợp hoặc giám sát sức khỏe vật nuôi thủy sản luôn thu hút sự chú ý của các chuyên gia gần đây. Dân số toàn cầu được dự báo tăng trưởng tới 8,8 tỷ người vào năm 2030 cộng với áp lực ngăn chặn biến đổi khí hậu.

Điều này có nghĩa, ngành nông nghiệp phải tạo ra nhiều sản phẩm thực phẩm hơn và sử dụng ít diện tích đất canh tác hơn để có thể đảo ngược lại những tác hại do nạn phá rừng gây ra. Đổi lại, điều này gây ra áp lực khổng lồ lên vai ngành nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Để vượt qua thách thức nói trên, điều cần thiết đặt ra là phải chẩn đoán và có phương pháp xử lý dịch bệnh ngay lập tức ở mức độ trại nuôi chứ không phải trong phòng thí nghiệm gây tốn kém thời gian và tiền bạc. Do đó, công cụ giám sát chẩn đoán dịch bệnh cần phải được đầu tư, phát triển theo hướng đơn giản hóa, giảm thiểu phức tạp cho các đối tượng sử dụng – đa số là nông dân. Trong một tương lai không xa, chẩn đoán dịch bệnh nhanh ở các trại nuôi cá từ xa sẽ được thực hiện bởi một kỹ thuật viên bằng công cụ chẩn đoán dịch bệnh cùng với sự hỗ trợ của một chuyên gia thú y quản lý từ xa.

Mầm bệnh đang lây quá nhanh và trở thành nỗi ám ảnh với người nuôi thủy sản, bởi nó xuất hiện ở một số lượng lớn các loài cá nuôi trong một vùng nhỏ hẹp. Ví dụ, Gyrodactylus salaris hay còn gọi là sán cá hồi, một loại ký sinh trùng cực nhỏ sống ký sinh trên cơ và thịt của cá hồi và nhiều loại cá nước ngọt khác. Ký sinh trùng nhỏ bé này rất nguy hiểm vì có khả năng gây ra tỷ lệ chết lên đến 98% ở quần thể cá hồi Atlantic tại Na Uy. Dịch bệnh như vậy cần phải được phát hiện và xử lý rất nhanh nếu không sẽ làm cá chết hàng loạt, đẩy người nông dân vào cảnh thua lỗ. Rất may, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều công nghệ mới xuất hiện và trở thành cánh tay đắc lực của người nuôi. Trong số này, hiển vi ioLight cũng là một đề xuất đáng cân nhắc dành cho các trang trại nuôi cá thông minh và tân tiến. Tại châu Âu, thiết bị như vậy đều được các chuyên gia thú y đánh giá cao bởi nó có khả năng chẩn đoán dịch bệnh khi cá còn ở trong lồng hoặc bể nuôi. Do đó, người nuôi có thể chủ động xử lý dịch bệnh trước khi lây lan. Các thiết bị hay công cụ giúp người nuôi giám sát sức khỏe của tôm, cá không hiếm; nhưng thiết bị càng nhỏ gọn, cách sử dụng càng đơn giản bao nhiêu nhưng không kém phần hiệu quả, mới thực sự là thứ mà các trang trại cần đến.

Thách thức mà toàn ngành nông nghiệp có khả năng đối mặt trong vòng 5 năm tới vẫn là trọng trách tìm kiếm và phát triển phương thức tăng sản lượng đầu ra và giảm đầu vào từ nguồn nước, đất đai đến nhiều vật tư khác. Cũng trong 5 năm tới, những thay đổi về môi trường do biến đổi khí hậu và những tác động trực tiếp do con người gây ra cũng trở thành áp lực lớn với ngành NTTS.

Tuy nhiên, “trong nguy có cơ” bởi đây thực sự là cơ hội đối với ngành thủy sản nhờ có tiềm năng to lớn để mở rộng một cách bền vững hơn so các ngành khác nếu vươn ra đại dương mênh mông. Tuy nhiên, từ các trại hoặc lồng nuôi cá ngoài khơi hay nuôi tôm ven biển đều dễ tổn thương trước dịch bệnh và đòi hỏi phải được kiểm soát cẩn thận hơn. Đó cũng là lúc người nuôi thủy sản cần đến công nghệ chẩn đoán dịch bệnh nhanh, chính xác để sớm đẩy lùi khó khăn do dịch bệnh gây ra, giảm thiểu thiệt hại và tăng sản lượng.Andrew Monk

Tham gia bình luận: